Đơn cử tại Điều 5 Nghị quyết 226 quy định về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước như sau:
- Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách Thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ hoạt động xuất, nhập khẩu (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao để thực hiện đầu tư các dự án, công trình kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, Khu TMTD và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đảo Bạch Long Vĩ nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu.
- Chính sách phí, lệ phí trên địa bàn Thành phố được quy định như sau:
+ Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015, trừ án phí, lệ phí Tòa án và các loại phí, lệ phí thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hưởng 100%;
+ Ngân sách Thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản này để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ chi khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố; các khoản thu này không tính vào số thu cân đối ngân sách địa phương và không dùng để thực hiện chính sách cải cách tiền lương;
+ Việc thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn Thành phố quy định tại điểm a khoản này bảo đảm có lộ trình, công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển của Thành phố.
- Việc thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon được quy định như sau:
+ Tín chỉ các-bon hình thành từ các chương trình, dự án theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách Thành phố được giao dịch với các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp với các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Tài chính xác định tỷ lệ đóng góp về lượng giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn Thành phố cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia trước khi giao dịch tín chỉ các-bon;
+ Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành trình tự, thủ tục đầu tư và quyết định việc lựa chọn nhà đầu tư. Nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon là nguồn thu ngân sách Thành phố được hưởng 100%; các khoản thu này không tính vào số thu cân đối ngân sách địa phương;
+ Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định việc sử dụng nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm nội dung tại Nghị quyết 226/2025/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
36