Môn Ngữ Văn: Nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh? Quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ Văn?

Môn Ngữ Văn: Nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh? Quan điểm xây dựng chương trình Ngữ Văn? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn là gì theo chương trình Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32?

Môn Ngữ Văn: Nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh?

Tham khảo bài nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh dưới đây:

Nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh

Học tập là hành trình quan trọng và không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người. Học tập là việc của suốt đời. Như Lê-nin đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Học tập với một phương pháp hiệu quả sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến tương lai tươi sáng và việc tự giác học tập chính là chìa khóa quan trọng để không ngừng phát triển bản thân và gặt hái được thành công trên con đường tri thức của mình.

Tự giác trong học tập là khả năng tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc, hiệu quả mà không cần đến sự nhắc nhở từ người khác. Người học có tinh thần tự giác không chỉ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao mà còn luôn chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức. Họ biết cách xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học và kiên trì thực hiện nó.

Quá trình học tập đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức đáng kể. Hằng ngày, chúng ta cần dành thời gian tiếp xúc với sách vở, hoàn thành bài tập và mở rộng kiến thức. Những hoạt động không khó. Tuy nhiên, nó đòi hỏi ở ta tính kiên trì trong học tập. Chính sự kiên trì này sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tự giác không chỉ trong học tập mà còn trong mọi hoạt động khác của cuộc sống.

Hãy thử đặt câu hỏi: "Khi tự giác trong học tập, liệu chúng ta có cảm thấy thoải mái hơn không?" Chắc chắn rằng tâm trạng sẽ vui vẻ hơn và tinh thần sẽ phấn chấn hơn. Bởi lẽ, không ai muốn bị trách mắng thường xuyên, không ai muốn bị thầy cô ghét bỏ hay bị cha mẹ phiền lòng vì sự chủ quan và phụ thuộc của mình. Để học tập hiệu quả, chúng ta cần vận dụng trí tuệ của mình một cách tối ưu, đồng thời phải rèn luyện tính kiên trì, tự giác. Những điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong quá trình học tập.

Tự giác là một phẩm chất vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản khi ta thực sự hiểu và sẵn sàng sửa chữa lỗi lầm, nắm rõ những gì cần làm. Phức tạp khi ta chưa hiểu rõ mục tiêu và lý do phía sau những việc phải làm, hoặc khi ta chưa thực sự hiểu bản thân.

Thực tế cho thấy, nhiều học sinh phụ thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ của cha mẹ trong các công việc hàng ngày như chuẩn bị sách vở, đánh thức, chăm sóc bản thân hay sắp xếp đồ đạc. Chúng ta không nên quá phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Việc tự mình thực hiện những việc đơn giản này giúp ta có một tinh thần tự giác cao, từ đó áp dụng vào học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đã đến lúc chúng ta cần tự lực cánh sinh, phát huy tinh thần tự giác để học tập và phát triển. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nhận thức đúng đắn về nhu cầu và thế mạnh của mình, góp phần phát triển bản thân.

Hãy cùng nhau rèn luyện tinh thần tự giác trong học tập. Bởi chỉ khi tự giác, không dựa dẫm vào người khác, bạn mới thực sự có đủ can đảm để bước tiếp hành trình của mình. Hãy học hỏi từ sách vở, từ gia đình, từ nhà trường và từ cuộc sống thường ngày vì kiến thức chính là nguồn sức mạnh dẫn dắt bạn đến thành công trong cuộc sống.

*Nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh trên chỉ mang tính chất tham khảo

Môn Ngữ Văn: Nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh? Quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ Văn?

Môn Ngữ Văn: Nghị luận về tinh thần tự giác học tập của học sinh? (Hình từ Internet)

Quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ Văn?

Căn cứ vào Chương trình môn Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ Văn như sau:

(1) Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

(2) Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.

Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

(3) Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

(4) Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?

Căn cứ vào Chương trình môn Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về 2 giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn như sau:

(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

(2) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.

Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất nào dẫn điện tốt nhất? Thứ tự kim loại dẫn điện tốt nhất? Hướng dẫn đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa?
Pháp luật
Giọng điệu chủ đạo trong là gì? Các loại giọng điệu chủ đạo? Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được công nhận tốt nghiệp khi nào?
Pháp luật
Cấp số nhân là gì? Tổng hợp các công thức tính cấp số nhân cơ bản chi tiết, dễ hiểu, đầy đủ nhất?
Pháp luật
Tên con gì ở Việt Nam có 5 chữ E? Các thể loại văn bản trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn là gì?
Pháp luật
Mẫu văn nghị luận lối sống của giới trẻ hiện nay lớp 12? Hội đồng trường của trường trung học phổ thông tư thục được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cặp từ hô ứng là gì? Tác dụng, ý nghĩa cặp từ hô ứng lớp 5? Lưu ý khi sử dụng cặp từ hô ứng? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
Pháp luật
Công thức 04 thì tương lai trong môn Tiếng anh? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong môn Tiếng anh cấp THPT?
Pháp luật
Câu hỏi đố vui về chủ đề nghề nghiệp dành cho các bé thiếu nhi có đáp án? Độ tuổi của các bé thiếu nhi?
Pháp luật
Nghị luận xã hội về tuổi thanh xuân môn Ngữ Văn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở là gì?
Pháp luật
Trong tiếng việt từ nào có 12 chữ U? Mục tiêu chung môn ngữ văn là giúp học sinh có tình yêu đối với tiếng Việt đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
34 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
OSZAR »