Hồi tố quy định pháp luật là gì? Có được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh?
Hồi tố quy định pháp luật là gì?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan không có định nghĩa hồi tố quy định pháp luật là gì?
Tuy nhiên, hồi tố quy định pháp luật được hiểu là thuật ngữ dùng văn bản để chỉ việc áp dụng một quy định, luật lệ hoặc quyết định cho các sự kiện đã xảy ra trước thời điểm quy định hoặc quyết định đó có hiệu lực.
Tại khoản 1 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 thì: "Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực".
Cũng theo đó, tại khoản 1 Điều 55 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội thì văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới được quy định hiệu lực trở về trước.
2. Văn bản quy phạm pháp luật không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
...
Như vậy, chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội thì văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới được quy định hiệu lực trở về trước. Việc áp dụng này được gọi là "hồi tố".
Hồi tố quy định pháp luật là gì? Có được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh? (Hình từ Internet)
Có được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 198/2025/QH15 có quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh
1. Phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của cá nhân trong xử lý vi phạm; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.
2. Đối với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.
3. Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời, toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo.
4. Không được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
5. Đối với vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật thì phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai kết luận này.
...
Như vậy, đối với việc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh thì không được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Nghị quyết 198 quy định về về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân có hiệu lực từ khi nào?
Ngày 17/5/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, trong đó đề cập nhiều chính sách miễn thuế.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 198/2025/QH15 có quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua.
2. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết này. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn Nghị quyết này thì áp dụng theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đó.
Như vậy, theo quy định trên đây thì ngày 17/5/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, trong đó đề cập nhiều chính sách miễn thuế.
Do đó, Nghị quyết 198/2025/QH15 quy định về về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân có hiệu lực thi hành từ ngày 17/5/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phường Bến Cát TPHCM được sáp nhập gồm những phường nào? Phường Bến Cát mới từ 01/7/2025 ra sao?
- Phường Bình Thạnh TPHCM chính thức sáp nhập từ những phường nào? Điều kiện thành lập Phường Bình Thạnh mới là gì?
- Phường Tân Bình TP HCM được sáp nhập từ những phường nào? Phường Tân Bình chính thức hoạt động từ ngày mấy?
- Phường Tân Sơn Nhì mới được sáp nhập từ những phường nào TP Hồ Chí Minh? Điều kiện thành lập Phường Tân Sơn Nhì là gì?
- Giải quyết tranh chấp đất đai có phải là trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất không?