Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TPHCM sau sáp nhập? Chức năng nhiệm vụ của phường xã mới?
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TP.HCM sau sáp nhập?
Mới: Cách coi nhà mình trên Google Map 10 năm trước đây sau sáp nhập?
Ngày 18/04/2025, Hội đồng nhân dân Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 18/04/2025.
Dưới đây là thông tin hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TP.HCM sau sáp nhập (có hình minh họa) như sau:
Bước 1:
Truy cập vào đường link TRA CỨU NHANH 168 PHƯỜNG, XÃ, ĐẶC KHU TP.HCM MỚI ==> https://htv.com.vn/chuong-trinh/tra-cuu-nhanh-168-phuong-xa-dac-khu-tphcm-moi-4815.htm
>> Link tra cứu địa chỉ công ty sau sáp nhập 34 tỉnh thành 2025
Bước 2:
Nhập đầy đủ thông tin địa chỉ mà mình cần tra cứu về:
- Tỉnh/Thành phố cũ:.....
- Quận/Huyện cũ:.....
- Phường xã cũ:.....
Ví dụ:
- Tỉnh/Thành phố cũ: TP.HCM
- Quận/Huyện cũ: Quận Gò Vấp
- Phường/Xã cũ: Phường 8
Bước 3:
Sau khi đã chọn đầy đủ thông tin về địa chỉ cần tra cứu thì nhấn vào nút "Tìm kiếm" ngoài cùng bên phải để tra cứu nhanh thông tin.
Bước 4:
Sau khi đã tìm kiếm, trang web sẽ hiển thị kết quả về phường xã mới TP.HCM sau sáp nhập nằm bên dưới phần thông tin đã điền.
*Thông tin "Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TP.HCM sau sáp nhập?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mới: Cách xem địa chỉ, quê quán mới sau sáp nhập trên VNeID?
Nóng: 6 đơn vị hành chính phường Quận Tân Bình TPHCM sau sáp nhập mới nhất hiện nay?
Nóng: Phường Gia Định hình thành sau khi sáp nhập các phường nào?
>> Link tra cứu tên 168 phường xã mới tại TP HCM sau sáp nhập
>> Danh sách Chủ tịch UBND 23 tỉnh thành mới
>> Danh sách Bí thư 34 tỉnh thành chính thức sau sáp nhập 2025
>> Tra cứu danh sách 3321 xã phường, đặc khu chính thức của 34 tỉnh thành
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TPHCM sau sáp nhập? (Hình từ internet)
Chức năng và nhiệm vụ của chính quyền địa phương của phường xã mới sau sáp nhập gồm những gì?
Căn cứ theo tiết 1.5.2 tiểu mục 1.5 Mục 1 Chương V Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có quy định về Chức năng và nhiệm vụ của chính quyền địa phương của phường xã mới tại TPHCM sau sáp nhập gồm những nội dung như sau:
Chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu) thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn hiện đang được quy định cho chính quyền địa phương cấp xã và chính quyền địa phương cấp huyện.
Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay được chuyển toàn bộ về cho chính quyền địa phương cấp xã thực hiện. Căn cứ quy mô, điều kiện, đặc điểm của từng cấp xã và năng lực quản lý mà chính quyền địa phương cấp xã được phân cấp, phân quyền nhiều hơn từ Trung ương và cấp tỉnh theo năng lực và yêu cầu quản lý (nhất là đối với các phường thuộc đô thị lớn, đặc khu Phú Quốc và các xã có quy mô lớn). Theo đó, chính quyền địa phương cấp xã có 07 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau đây:
(1) Tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật và văn bản của cơ quan cấp trên ở địa bàn.
(2) Quyết định về tài chính, ngân sách của cấp mình trên địa bàn cấp xã (trừ các nội dung thuộc thẩm quyền cấp tỉnh); được ban hành văn bản quy phạm pháp luật; được hỗ trợ nguồn tài chính, ngân sách từ Trung ương và cấp tỉnh để bảo đảm cho các hoạt động công ích.
(3) Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, phát triển cộng đồng, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ.
(4) Quản lý tài sản, cơ sở hạ tầng phục vụ người dân trên địa bàn; quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội; duy trì truyền thống văn hóa ở địa phương, quản lý các cơ sở văn hóa, thể thao và giải trí.
(5) Cung ứng các dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân như cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trên địa bàn.
(6) Giải quyết các thủ tục hành chính và cung ứng các dịch vụ công trực tiếp đến người dân trên địa bàn.
(7) Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được chính quyền địa phương cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền.
Lưu ý: Đối với chính quyền địa phương ở phường (đô thị) thì ngoài việc thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã nêu trên, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền đô thị. Đối với chính quyền địa phương ở đặc khu (hải đảo) thì ngoài việc thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền địa phương đặc khu phù hợp với đặc thù của hải đảo.
Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp được quy định ra sao?
Căn cứ theo Chương III Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp được quy định như sau:
(1) Việc sắp xếp ĐVHC các cấp ngoài các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật, cần cân nhắc thấu đáo các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; vị trí, điều kiện địa lý; quy mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin; yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.
(2) Đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho ĐVHC mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng; ưu tiên sắp xếp các ĐVHC miền núi, đồng bằng với các ĐVHC có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các ĐVHC có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế của ĐVHC sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới. Ưu tiên bố trí các khu thương mại tự do, khu, cụm công nghiệp, đô thị, cảng biển, logictics, hồ chứa nước, đập thủy điện,... trong phạm vi 01 ĐVHC cấp xã để thuận lợi trong quản lý nhà nước.
(3) Kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã thành các ĐVHC cấp xã mới, bảo đảm tinh gọn, giảm cấp trung gian; xây dựng và củng cố chính quyền địa phương cấp xã vững mạnh, gần dân, thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phường duy nhất không thực hiện sắp xếp ở thành phố Huế là gì? Chi tiết tên gọi đầy đủ các phường, xã mới của thành phố Huế?
- Học sinh sinh viên tham gia giúp sức cho người khác thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được xem là đồng phạm?
- Phường 5 và Phường 6 quận Gò Vấp sáp nhập thành phường gì? Phường mới hình thành sau sáp nhập hoạt động từ ngày mấy?
- Toàn văn Luật Thanh tra sửa đổi 2025 chính thức? Tải về toàn văn Luật Thanh tra sửa đổi 2025 (Luật số 84/2025/QH15) PDF chi tiết?
- Phường Phan Thiết tỉnh Lâm Đồng từ 1/7/2025 được sáp nhập từ các phường cũ nào?