Công điện 71 hỗ trợ doanh nghiệp hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kể cả ngày nghỉ đúng không?
Công điện 71 hỗ trợ doanh nghiệp hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kể cả ngày nghỉ đúng không?
Ngày 30/5/2025, Cục Thuế đã ban hành Công điện 71/CĐ-CT năm 2025 về tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Căn cứ theo Mục 3 Công điện 71/CĐ-CT năm 2025 có quy định như sau:
...
2. Thành lập ngay các Tổ thường trực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, giao một đồng chí Lãnh đạo cơ quan thuế làm Tổ trưởng, Lãnh đạo các phòng Quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, Phòng Thuế cá nhân, hộ kinh doanh và thu khác cùng Lãnh đạo Đội Thuế cấp huyện và các công chức các Phòng/Đội làm thành viên. Đồng thời thành lập các Nhóm thường trực triển khai thuộc các Đội Thuế để trực tiếp triển khai công tác tuyên truyền hỗ trợ đến từng người nộp thuế, đặc biệt là các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
3. Từ nay đến khi triển khai hoàn thành 100% mục tiêu theo kế hoạch đã được giao, Chi cục trưởng Chi cục Thuế có trách nhiệm bố trí đầy đủ nguồn lực công chức chuyên quản, công khai danh sách công chức quản lý bộ phận quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, bộ phận thuế cá nhân, hộ kinh doanh và thu khác cùng các bộ phận có liên quan kèm theo thông tin liên lạc, duy trì hoạt động xuyên suốt, thường xuyên (kể cả ngày nghỉ) để giải đáp, hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế và người tiêu dùng hiểu rõ, đúng, đầy đủ các quy định chính sách, pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, cũng như các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp, bộ phận thuế cá nhân, hộ kinh doanh kể cả ngày nghỉ để giải đáp, hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế và người tiêu dùng hiểu rõ, đúng, đầy đủ các quy định chính sách, pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, cũng như các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn.
Công điện 71 hỗ trợ doanh nghiệp hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kể cả ngày nghỉ đúng không? (Hình từ Internet)
Hóa đơn điện tử được lưu trữ bằng phương tiện nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Như vậy, hóa đơn điện tử sẽ được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Bên cạnh đó, cơ quan , tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ.
Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
Lĩnh vực hóa đơn, chứng từ pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, pháp luật quy định về những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ, cụ thể như sau:
(1) Đối với công chức thuế
- Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
- Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
- Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
(2) Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phường Văn Miếu Quốc Tử Giám sáp nhập từ phường nào tại Hà Nội? Sau sáp nhập Hà Nội có bao nhiêu phường?
- Điều kiện hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh từ ngày 1 7 2025 theo Nghị định 181 chi tiết thế nào?
- Biển số xe TPHCM sau sáp nhập từ 01/7/2025 ra sao? Chính thức biển số xe TPHCM từ ngày 01/7/2025 số mấy?
- Phường Tân Sơn Hòa TPHCM được thành lập từ những phường nào? Nguyên tắc sắp xếp Phương Tân Sơn Hòa?
- Phường Cầu Ông Lãnh - Thành phố Hồ Chí Minh (mới) do các phường nào sáp nhập thành? TP.HCM có bao nhiêu ĐVHC cấp xã sau sắp xếp?